Mắm tép Bà Sáu Bến Tre| Đặc sản miền tây Sông nước | Thơm ngon tinh khiết

Trang chủ » Tin tức

Tin tức


3 Bình luận

  1. LongHai nói:

    Cách làm Mắm Tép

    Nguyện liệu : Tép + tỏi + Rượu + Đường + Nước mắm

    1. Rửa tép thiệt sạch, bỏ râu , để khô ráo.

    2. Tỏi giả thiệt nhuyễn ướp vào tép .

    3. Rượu cũng được ướp cùng tỏi rồi đem phơi nắng khoảng 30 phút thì sẽ ngon hơn ( Nếu không phơi nắng thì chất lương không ngon) vì vậy làm mắm tép ngon phải có trời nắng la chất lượng đạt 100%.

    4. Trong thời gian phơi tép xong, ta chuẩn bị 1 chén đường + 3 chén nước mắm thường đem nấu sôi tan đường, khi đường tan xong thì để nước dung dịch đó nguội còn ấm ấm.

    5. Trong quá trình chờ nước nguội ta cho Tép đã ướp vào keo, cây gim giữ tép chặt trong keo. Sau đó cho hỗn hợp nước mắm với đường vào rồi đậy nấp, bảo quản nơi thoáng, nhiệt độ từ 25-35 độ. Sau 20 ngày có thể sử dụng.

    Sau 30 ngày rôì cho keo mắm vào tủ lạnh giữ mát có thể bảo quản ăn quanh năm. Mắm Tép Bà Sáu do bà Sáu quê ở ấp An Hội, xã An Thuận, Huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre làm ăn rất ngon.

  2. Mỹ Hương nói:

    Duckling
    Thành viên tích cực

    Gửi lên: 05 Tháng Mười Hai 2012 lúc 11:10PM

    Món mắm tép này Duckling cũng biết, mình thấy ở Gò Công hay ăn vì ở đây gần biển, có nhiều tép để làm mắm và tép ở đây cũng lớn (có khi người ta còn dùng tôm làm mắm).

    Ở nơi Duckling sống cũng có một món tương tự gọi là mắm ruột, nó được chế biến từ mắm cá lóc hay mắm cá trèn (loại mua ở Châu Đốc là chất lượng nhất). Món này nếu muốn ngon thì phải trộn với đu đủ mỏ vịt (không còn xanh nhưng cũng không chín lắm), nếu đu đủ sống thì sẽ bị cứng và không ngọt, còn chín quá thì đu đủ sẽ mềm, khi trộn mắm sẽ bị ra nước và dễ làm cho mắm bị chua, không để lâu được. Đu đủ mua về rửa sạch, gọt vỏ và bào thành sợi nhỏ, dùng một miếng vải the cho đu đủ vào, vắt mạnh tay đến khi thật ráo nước là được. Sau đó, người ta bỏ đu đủ vào một cái thau nhỏ rồi trộn với thịt ba rọi luộc đã thái mỏng và mít chín cắt sợi nhỏ (để tăng thêm độ ngọt cho món mắm), mít cắt sợi dày hay mỏng là tùy thích, mít còn làm cho món mắm có mùi thơm, gia vị kèm theo có gừng, ớt sợi, nêm thêm đường cho mắm có vị ngọt ngọt, mặn mặn. Tất cả các thứ đó phải được trộn thật đều tay cho gia vị thấm đều. Cuối cùng, người ta rắc lên trên bề mặt món ăn một ít đậu phộng rang vàng, giã nhuyễn để mắm thêm thơm, béo và bùi. Món mắm ngon là phải có đủ các vị: mặn, ngọt, cay, bùi. Để giữ món mắm được lâu, người ta cho mắm vào một cái keo lớn bằng thủy tinh và phủ lên bề mặt một ít lá dong. Ăn mắm với bún tươi (loại làm bằng bột lọc có sợi trong và dai) là ngon nhất, khi ăn người ta cũng thường ăn kèm với lá dong ( những lá đã dùng để đậy trong hũ mắm).

    Mắm dùng để trộn mắm tép được làm bằng tôm hay tép còn mắm dùng để trộn mắm ruột thì được làm từ cá (mọi người vẫn gọi là mắm thái). Cách chế biến món mắm tép cũng tương tự như mắm ruột, tùy theo sở thích và tập quán của từng vùng mà nguyên liệu có thể được thêm vào hay bớt ra. Điểm khác nhau giữa hai món mắm này là: mắm ruột có vị ngọt còn mắm tép có vị hơi chua, chính vì vậy mà khi trộn mắm tép, người ta không cho thịt ba rọi thái nhỏ vào vì nó dễ bị chất chua làm rã (phân hủy) ra, sẽ không ngon.

    Sửa bởi duckling – 06 Tháng Mười Hai 2012 lúc 9:56PM

  3. DAT-THINH nói:

    DAT_THINH

    Gửi lên: 06 Tháng Mười Hai 2012 lúc 1:57AM

    Hấp dẫn quá, giờ này khi đang ngồi viết bài này đã khuya lắm rồi nhưng nghe Duckling kể mà tôi thèm cơm nguội với cái món ” ở trên quá”. Bìa viết này chắc có lẽ phải đọc nhiều lần mới nắm hết thông tin.

    Món này chắc không chỉ ở quê Duckling đâu. Theo tôi biết thì rất nhiều nơi có món này nhưng cách làm theo bài viết của Duckling hơi khác những gì tôi biết về món này. Đây có lẽ do cách chế biến của từng địa phương.

    Điểm khác lớn nhất đó chính là mít chín, rất ít món trộn của miền nam có mít chính. Vả lại món ăn này có thể bảo quản lâu thì mít chính có làm cho thức ăn bị “ê” không. Duckling xem lại chi tiết này nha, còn nếu chính xác là mít chín thì tôi phải thử liền đây bởi quá đặc biệt.

    Một điểm nữa là món ăn dùng để bảo quản lâu, vậy có cho đậu phọng rang cùng lúc trộn không. Như thế đậu phọng sẽ mất mùi khi ta lấy ra ăn.

    Điểm kế đến, là cách bào đu đủ. Nếu là bằng tay tôi thường thấy mọi người bổ trái đu đủ làm đôi theo chiều dài. Sau đó dùng một dụng cụ trên đầu có những lổ nhỏ ( trông nó giống như cái đồ khui nước ngọt vây). Lấy dụng cụ này bào trong ruột trái đu đủ, đến khi gần tới vỏ thì ngưng. Còn nếu có máy thì gọt vỏ trước sau đó ép nguyên trái đu đủ vào máy là xong. Duckling xem lại cách của bài viết ấy chính xác chưa nếu có cách khác thì bày cho mọi người nhé ( bởi gỏi đu đủ hấp dẫn lắm….).

    Àh thêm một tí nếu món mắm trộn này mà dùng kèm với lá tằm ruột tôi nghĩ cũng họp gu lắm đấy ( chắc phải thêm vài ly thôi….)

Gửi phản hồi cho Mỹ Hương Hủy trả lời